Có nên uống kẽm hỗ trợ trị mụn và giảm tiết dầu ?
Cơ sở khoa học của kẽm trị mụn
Kẽm là một nguyên tố tồn tại xung quanh ta. Không khó để chiết xuất hay điều chế. Nó có tác dụng giúp giúp phân chia, phát triển, chỉnh sửa và kích hoạt tế bào, cân bằng nội tiết, tăng miễn dịch, tái tạo da và tóc.
Bác sĩ Da liễu cho biết: “Kẽm trị mụn là hoạt chất giúp giảm các vết đỏ. Cũng như kích ứng và viêm da do mụn, chàm và chứng viêm da tiết bã nhờn tạo ra. Các sản phẩm bôi thì nhà sản xuất kết hợp với AHA và BHA. Đồng thời kèm kẽm sẽ giúp giảm viêm, loại bỏ tế bào chết.Kẽm giúp thanh lọc lỗ chân lông và ngăn ngừa huẩn nấm và khuẩn mụn”.
Khi cơ thể thiếu kẽm, keratin trong người sẽ trở thành dạng keo dính khiến tắc lỗ chân lông gây ra mụn. Một nghiên cứu của Pháp cho biết: ” có tới 53% số người bị mụn trứng cá có hàm lượng kẽm bên trong người thấp. Điều đó chỉ ra cần có sự hỗ trợ đặc lực của kẽm trị mụn.
Nhất thiết bạn nên bổ sung thêm kẽm trị mụn sẽ giúp kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế và giảm số lượng vị khuẩn gây mụn sinh ra.. Ngoài ra còn có tác động giảm bài tiết bã nhờn nhờ hoạt động cân đối nội tiết ức chế sản sinh hormone androgen – hormone chính làm ra nhiều tiết bã nhờn.
Kẽm là chất rất dễ thiếu hụt vì kẽm có đặc điểm sinh học là không dự trữ trong cơ thể, chế độ ăn hằng ngày lại rất nghèo vi chất này. Vì thế nhiều người nhận được lời khuyên uống bổ sung kẽm để giảm tiết dầu, hỗ trợ trị mụn.
Liều lượng kẽm trị mụn bao nhiêu là đủ? Bao nhiêu là dư?

Ở mỗi giai đoạn và lứa tuổi cơ thể lại cần một lượng kẽm khác nhau: Ở mỗi độ tuổi, cơ thể cần lượng kẽm trị mụn khác nhau:
– Dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ ngày
– Từ tháng thứ 7 đến 12 tháng tuổi: 3mg/ ngày
– Từ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày
– Đối với nam giới: từ 9-13 tuổi cần 8mg/ ngày; trên 14 tuổi cần 11mg/ ngày
– Đối với nữ giới: từ 14-18 tuổi cần 9mg/ ngày; trên 19 tuổi cần 8mg/ ngày; phụ nữ có thai cần 11-12mg/ ngày; phụ nữ đang cho con bú cần 12-13mg/ ngày
Nên dựa vào nhu cầu cá nhân mà cân đo đong đếm lượng kẽm vừa đủ, tránh lạm dụng dẫn đến các triệu chứng như vị kim loại trong miệng, nhức đầu, nôn mửa và tiêu chảy. Các Viện Y tế quốc gia đề nghị không nên dùng quá 39mg kẽm/một ngày.
Cách cung cấp kẽm trị mụn cho cơ thể
Kẽm trị mụn có thể được bổ sung qua thức ăn như: hàu, tôm hùm, cua, cá hồi, cá bơn… Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu cũng rất giàu kẽm. Các loại rau củ chứa kẽm điển hình như: nấm, rau bi na, đậu nành, đậu Hà Lan. Ngoài ra, còn hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt óc chó.
Tuy nhiên, muốn đẩy nhanh tác động của kẽm với làn da, nên sử dụng thêm các loại viên uống. Trên thị trường hiện nay có vô số loại viên kẽm với các mức giá khác nhau. Đừng quá bối rối, Sviet Spa có một vài gợi ý cho bạn tham khảo ngay đây!
Nếu sử dụng kẽm trong một thời gian dài có thể dẫn đến việc thiếu hụt đồng. Vì thế, cần bổ sung đồng để cơ thể không bị mất cân bằng vi chất.
Kết luận:
Kẽm trị mụn thật sự có những tác động tích cực trong việc hỗ trợ giảm tiết dầu và điều trị mụn. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên về liều lượng cần dùng. Kẽm không phải là tất cả, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lí, lối sống lành mạnh và phương pháp chăm sóc da đúng cách để có một làn da không chỉ sạch mụn mà còn khỏe mạnh đầy sức sống.